Hổ Trợ Trực Tuyến
Hotline
  • Phone 02923.69 68 68
  • Hotline 0939 659 222
  • Email atc.aqua@gmail.com
Thông tin Kỹ Thuật
QUI TRÌNH CẢI TẠO AO
Cập nhật ngày 24/03/2015

1. Cải tạo khô:

Đối với ao mới ủi thường có đất vỡ vụn (đất con) nhiều, hay đáy ao quá khô nên sau khi bơm vào ao xảy ra hiện tượng đáy ao bị tích tụ một lớp bùn nhão. Lớp bùn nhão này gây một số bất lợi như sau:

Bùn đáy + chất vẩn lắng đọng do quá trình diệt tạp Lab-lab.

Bùn đáy + hóa chất xử lý gốc chlor àchlor hữu cơ.

Đáy ao dễ nhiễm bẫn do thức ăn bám vào lớp bùn khi cho ăn àtích tụ hữu cơ àmàu nước biến động hay bị tảo lam vào các tháng cuối vụ nuôi.

Giải pháp kỹ thuật:

Khi ủi ao xong đừng phơi ao quá khô, tiến hành bơm nước vào ở mực nước thả tôm, ngâm ao 2-3 ngày sau đó xả nước ra để phơi ao.

Sau khi xả nước ra, bón vôi CaO 50-70kg/1.000m2khi đáy ao còn ướt để cho vôi thấm vào trong đất nhằm cải tạo pH đất.

Phơi ao 3-4 ngày, khi đáy ao se cứng (nứt chân chim) thì lấy nước vào ao để xử lý.

2. Cải tạo ướt (áp dụng cho mùa mưa):

2.1. Sên vét ao ( hay cào bùn)

Sau khi cào bùn xong, bơm nước vào 3-4 tất, dùng oxy già (H2O2) với liều 10 lít/ 1.000m3 ngâm ao 2-3 ngày rồi bơm nước ra để rữa ao.

Rửa ao xong, bón vôi CaO (50-70kg/1.000m2) và để tự nhiên 2-3 ngày, sau đó lấy nước vào ao để xử lý.

2.2. Dùng men vi sinh phân hủy đáy ao

Áp dụng trong điều kiện trời mưa liên tục, kéo dài hay trong điều kiện không có nơi chứa bùn khi sên vét.

Bơm nước vào 3-4 tấc, dùng oxy già (H2O2) với liều 10 lít/ 1.000m3 ngâm ao 2-3 ngày rồi bơm nước ra để rửa ao.

Bón vôi CaO 50-70kg/1.000m2 , dùng bơm rút nước hàng ngày khi có mưa nhằm tháo cạn các chất bị rữa trôi, đồng thời làm cho đáy ao thoáng khí.  

Khoảng 7-10 ngày sau thì bơm nuớc vào 2-3 tất, dùng men vi sinh xử lý đáy (kết hợp vi sinh hiếu khí và vi sinh kỵ khí) đánh liều gấp đôi ngâm ao từ 5-7 ngày. Sau đó lấy nước đầy ao để xử lý.