Hổ Trợ Trực Tuyến
Hotline
  • Phone 02923.69 68 68
  • Hotline 0939 659 222
  • Email atc.aqua@gmail.com
Thông tin Kỹ Thuật
GIAI ĐOẠN SAU 30 NGÀY TUỔI
Cập nhật ngày 24/03/2015

Hiện nay có rất nhiều chứng bệnh ở tôm và nguyên nhân của chúng cũng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn, bệnh do nấm, bệnh do môi trường nước ao tác động, bệnh do thời tiết,... Do đó để xử lý có hiệu quả thì người nuôi cần thực hiện 4 đúng: "đúng bệnh, đúng thuốc, đúng lượng và đúng lúc".

Tuy nhiên đối với nghề nuôi tôm hiện nay thì việc PHÒNG BỆNH là mang hiệu quả cao nhất. Bởi vì khi người nuôi phát hiện bệnh như nổi đầu, tấp mé thì hầu hết tôm đã trải qua 1 thời kỳ ủ bệnh kéo dài. Do vậy việc TRỊ BỆNH chỉ mang tính chất cứu vãng tình thế và tốn chi phí rất cao.

 Phòng ngừa:

Do cấu trúc đường ruột của tôm ngắn và thẳng nên khả năng tiêu hoá thức ăn rất nhanh, chính vì điều này mà hầu hết các chứng bệnh xảy ra đối với tôm thường bắt nguồn từ bệnh hệ tiêu hoá. Do vậy việc phòng ngừa bệnh gan, đường ruột là rất cần thiết.

 

1.      Trộn thuốc cho ăn:

·        Gan: Bio-Glucan (3-5g/kgTĂ), Top-Beta (3-5g/kgTĂ), Bio-Gold (3-5g/kgTĂ), Super-Hepa (5-10g/kgTĂ), ... ngày trộn 2 lần.

·        Đường ruột: AT-45 (5-10g/kgTĂ), Zymotic (5-10g/kgTĂ), ...ngày trộn 2 lần.

 

2.      Diệt khuẩn: định kỳ vào các ngày 37, 57, 71, 85, 99, 113, 127. Một số loại tham khảo như:

·        Atudine 90: liều 1lít/4.000m3 . Từ 3 tháng trở đi tăng liều gấp 1,5lần. Xử lý buổi tối

·        BKC 80: 1lít/2.500m3 . Từ 3 tháng trở đi 1lít/1.500m3 .

·        Pure Water: 500g/5.000m3 trong 2 tháng đầu, Từ 3 tháng trở đi 500kg/3.000m3 xử lý lúc 3-4h chiều.

 

3.      Ổn định môi trường nước định kỳ:

·        Dùng men vi sinh AZ-16, Bio-BZT, Aqua-79(227g/5.000m3), Envi-Granular (454g/5.000m3) định kỳ vào các ngày 40, 50, 60. Từ tháng thứ 3 định kỳ dùng men vi sinh AZ-16, Bio-BZT, Aqua-79(227g/3.000m3), Envi-Granular (454g/3.000m3) 7 ngày/lần, vào các ngày: 67, 74, 81, 88, 95, 102, 109, 116, 123, 130, 137.

·        Vôi CaCO3 (10-15kg/1.000m3), khoáng (1-1,5kg/1.000m3)định kỳ trước khi dùng vi sinh 1 ngày, tức là vào các ngày: 39, 49, 59, 66 ,73, 80, 87, 94, 101, 108, 115, 122, 129, 136.

 

4.  Trị bệnh:

Việc trị bệnh là một vấn đề khó, đòi hỏi người nuôi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

·        Chẩn đoán đúng bệnh, khi không xác định được chính xác bệnh thì nên tham khảo ý kiến những nhà chuyên môn hoặc đem mẫu tôm đến cơ quan xét nghiệm.

·        Chọn đúng loại thuốc, đọc kỹ hưởng dẫn sử dụng, thành phần của thuốc và tham khảo ý kiến chuyên môn khi cần thiết.

·        Sử dụng đúng liều lượng, đọc kỹ hưởng dẫn sử dụng, thành phần của thuốc và tham khảo ý kiến chuyên môn khi cần thiết.

·        Và đúng thời điểm mà thuốc có tác dụng cao nhất. Đọc kỹ thành phần của thuốc và tham khảo ý kiến chuyên môn khi chưa rõ.

Thông thường liều trị bệnh dùng gấp đôi liều phòng bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc điều cần quan tâm là phải theo dõi tình trạng sức khoẻ tôm, yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tôm,... từ đó sử dụng thuốc với liều hợp lý. Tránh tình trạng tôm quá yếu, môi trường nước ao xấu lại sử dụng liều quá cao gây sốc tôm; hay tôm bệnh nhưng ăn khoẻ và môi trường tốt mà đánh thuốc liều quá nhẹ thì không hiệu quả.

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật và một số loại thuốc phòng trị bệnh để tham khảo, người nuôi tôm có thể sử dụng các loại thuốc khác có tác dụng tương đương đang bán trên thị trường. Tuy nhiên cần phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và chọn những loại thuốc phù hợp nhất với điều kiện thực tế ao nuôi của mình.

 

 

CHÚC BÀ CON CÓ MỘT VỤ MÙA THẮNG LỢI !