Hổ Trợ Trực Tuyến
Hotline
  • Phone 02923.69 68 68
  • Hotline 0939 659 222
  • Email atc.aqua@gmail.com
Dịch vụ » Tư vấn môi trường
Tư vấn môi trường
Cập nhật ngày 10/10/2013
MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ VẤN VỀ MÔI TRƯỜNG
 
I. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
 
1.ĐTM là gì?
"Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường".
 
2. Đối tượng phải lập ĐTM
 
- Các doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, chợ,…có quy mô tương đương với các dự án theo phụ lục II của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP..
- Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng thuộc Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
 
II. Cam kết bảo vệ môi trường.
 
1.  Cam kết BVMT là gì?
     Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Các nguồn tác động ảnh hưởng đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
     Lập CKBVMT phải được đăng ký trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.
 
2. Đối tượng phải lập CKBVMT
 
- Các đối tượng có công suất sản phẩm, quy mô dự án không thuộc quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng  chưa đi vào hoạt động: 
 - Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động (đã được đăng ký, xác nhận bản CKBVMT hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường), nhưng chưa tới mức lập báo cáo ĐTM.
 - Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản CKBVMT nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản CKBVMT trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi địa điểm thực hiện;
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản CKBVMT được đăng ký;
+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo ĐTM.
 
III. Đề án bảo vệ môi trường
 
- Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trườnghoặc giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Cơ sở đang họat động đã hoàn thành các công việc cải tạo, mở rộng nâng công suất quy mô sản xuất.
- Lập đề án bảo vệ môi trường gồm : Đề án bảo vệ môi trường đơn giản (áp dụng cho các đối tượng có quy mô tương đương với cam kết BVMT) và đề án bảo vệ môi trường chi tiết (áp dụng cho các đối tượng có quy mô tương đương với lập ĐTM).
 
IV. Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:
 
-     Theo quy định của nhà nước Tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,…đã có giấy xác nhận cam kết BVMT, giấy xác nhận đề án BVMT, giấy phê duyệt ĐTM. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện việc giám sát môi trường định kỳ 6 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần.
 
V. Đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại:
 
Đối tượng áp dụng:
 
-    Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh CTNH, quản lý CTNH trên lãnh thổ Việt Nam.
-    Cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị, đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn xây dựng, chưa đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
 
VI. Lập hồ sơ xin phép khai thác nước mặt, nước ngầm;
 
Đối tượng lập hồ xin cấp phép :
 
-    Các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng có khai thác, sử dụng nước ngầm, nước mặt; hay xả nước thải vào hệ thống cống, ao hồ, sông suối,.. theo Nghị định của Chính phủ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004..
-    Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm; nước mặt hoặc có công trình khai thác nước ngầm; nước mặt mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm
 
VII. Lập hồ sơ xin phép xã thải
 
  - Các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng có xả nước thải vào hệ thống cống, ao hồ, sông suối,.. theo Nghị định của Chính phủ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004..
 - Các cơ sở đang xã nước thải vào nguồn thải có hoặc chưa có công trình xử lý nước thải và chưa có giấy phép xã nước thải vào nguồn nước.